Tư vấn: Thủ tục mở văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài

Thu Tuc Thanh Lap Van Phong Dai Dien Cho Cong Ty Nuoc Ngoai Tai Viet Nam

Việt Nam đang dần dần trở thành tiêu điểm đầu tư thu hút và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia. Chính vì thế, nhu cầu thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại đây cũng tăng trưởng mạnh nhất là các tỉnh thành phố lớn.

Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn thắc mắc và chưa hiểu rõ được các quy định và thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Thắc mắc này sẽ được Quảng Đông Tower giải thích đầy đủ ở bài viết sau đây.

Quy định thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp 2014, Điều 45, khoản 2 nhà nước ta có quy định: Văn phòng đại diện có trách nhiệm đại diện cho lợi ích của công ty, doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Căn cứ vào Luật Thương Mại 2005, Điều 3, khoản 6 nhà nước ta có quy định: Văn phòng đại diện nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại và tìm hiểu thị trường mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Nghĩa vụ và quyền của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

mo van phong dai dien cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam

1. Căn cứ vào Luật thương mại 2005, Điều 18 nhà nước ta có quy định về nghĩa vụ của văn phòng đại diện cụ thể như sau:

Thương nhân nước ngoài thuê văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam mà chỉ được phép thực hiện xúc tiến thương mại các hoạt động trong phạm vi cho phép.

Thương nhân nước ngoài không được sửa đổi, giao kết, bổ sung hợp đồng đã giao kết. Trừ các trường hợp tại các quy định khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của luật này hoặc Trưởng Văn phòng đại diện phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

Nộp phí, lệ phí, thuế và thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thương nhân nước ngoài phải báo cáo các hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật nước ta.

2. Căn cứ vào luật Thương Mại 2005, Điều 17 nhà nước ta có quy định về quyền của văn phòng đại diện cụ thể như sau:

Thương nhân nước ngoài được phép hoạt động đúng phạm vi, mục đích và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện nước ngoài được phép thuê trụ sở, thuê, mua các vật dụng, phương tiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Được phép tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc Việt Nam để làm việc cho Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng hoặc bằng ngoại tệ được phép hoạt động và chỉ sử dụng vào các hoạt động văn phòng tại Việt Nam.

Được sử dụng con dấu mang tên Văn phòng theo quy định của pháp luật nước ta.

Những điều kiện để thành lập văn phòng đại diện

thu tuc thanh lap van phong dai dien nuoc ngoai tai viet nam

Việt Nam là thành viên tham gia điều ước quốc tế, vì vậy thương nhân nước ngoài muốn được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vùng lãnh thổ, quốc gia tham gia điều ước quốc tế hoặc được pháp luật của vùng lãnh thổ, quốc gia này công nhận.

Kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký, thương nhân nước ngoài đã hoạt động văn phòng đại diện kinh doanh ít nhất 01 năm.

Trường hợp, Giấy phép đăng ký kinh doanh có quy định thời hạn hoạt động. Thì theo quy định thời hạn đó phải còn ít nhất 1 năm tính từ ngày nộp.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài

Sau đây chúng tôi tổng hợp các bước thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam đơn giản:

1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng như thế nào?

Chuẩn bị bản sao các loại giấy tương tự như Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài hợp lệ.

Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện nước ngoài ( Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT, Phụ lục II-12).

2. Nộp hồ sơ thành lập văn phòng tại đâu?

Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ sẽ được xử lý trong vòng 03 ngày.

Sau khi hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nộp qua Cổng thông tin quốc gia hợp lệ. Thì nộp hồ sơ thành lập văn phòng nước ngoài bản gốc tại Văn phòng đăng ký kinh doanh. Thời gian xử lý hồ sơ theo lịch hẹn được gửi cụ thể qua email.

3. Chờ đợi và nhận kết quả

Thời gian: khoảng từ 4 giờ đến 24 giờ sau khi Văn phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ thành lập văn phòng nước ngoài bản gốc.

Trên đây là chủ đề “thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam” được chúng tôi trên đây một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hy vọng bạn sẽ nắm chắc và hiểu rõ hơn về luật thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.