Đại dịch Corona đã làm khủng hoảng nền kinh tế ở Việt Nam trong đó cũng có những doanh nghiệp để tiếp tục tồn tại và phát triển thì nhiều doanh nghiệp ngày nay cân nhắc rất nhiều về cách đàm phán giá thuê mặt bằng. Để đáp ứng yêu cầu đó, Văn phòng cho thuê Đà Nẵng – Quảng Đông Tower chia sẻ một số kinh nghiệm về cách đàm phán giá thuê mặt bằng để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và khó khăn này.
Luôn tự tin trong việc đàm phán thuê mặt bằng
Câu chuyện này bạn nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại rất quan trọng. Do ở mỗi tiềm thức của các bạn Việt Nam, có rất nhiều bạn nghĩ rằng đàm phán nghĩa là giành giật, tranh cướp và lấy đi những lợi ích của người khác khi bắt đầu cách thương lượng thuê mặt bằng. Vì vậy mà nhiều người rất ngại khi đàm phán.
Đàm phán thuê mặt bằng kinh doanh hay đàm phán giá thuê văn phòng là chuyện khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay và điều đó tiêu chí không thể thiếu để quyết định chi phí chi trả của một doanh nghiệp cho việc thuê địa điểm làm việc. Nhiều bạn đàm phán giá thuê có thể thất bại, nhưng cũng có thể thành công. Và chắc chắn 1 điều rằng: nếu bạn không đàm phán thì 100% bạn sẽ không có được tất cả những thứ mà doanh nghiệp bạn cần. Nên với bí quyết đầu tiên đó chính là hãy tự tin nói ra những điều doanh nghiệp của bạn muốn và bạn sẽ chỉ có được những điều mà bạn nói ra.
Một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn đàm phán giá thuê mặt bằng thành công
1. Không nên chần chừ
Công ty bạn đang gặp khó khăn thì đừng ngần ngại bày tỏ rõ về tình hình kinh doanh của bạn với chủ mặt bằng cho thuê, điều đó sẽ giúp cách thương lượng thuê mặt bằng dễ và hiệu quả hơn. Bạn nên nói và bày tỏ rõ những quan điểm của doanh nghiệp bạn cần tại địa điểm thuê mới.
2. Nắm bắt được tình hình giá cả khu vực đang thuê
Trong một cuộc đàm phán thương lượng về giá thuê mặt bằng kinh doanh nào cũng đều đòi hỏi việc nắm bắt thông tin thị trường khu vực. Về người đại diện của một doanh nghiệp đi thuê văn phòng cần có sự quan sát, xem xét xung quanh khu vực mình chọn thuê có nhiều mặt bằng trống hay không? Nếu còn chỗ trống chủ thuê sẽ rất mong muốn bạn tiếp tục thuê.
Bạn cũng nên tìm hiểu xem về những công ty khác đang thuê có thanh toán mức giá giống như doanh nghiệp bạn hay không? Nếu mức thanh toán của bạn đang thấp hơn giá thuê thị trường thì đừng quá tham lam đàm phán giảm giá và ngược lại. Ở cách đàm phán thuê mặt bằng này sẽ giúp bạn xác định được chi phí, thời gian và sự gián đoạn công việc nếu phải chuyển phòng sang khu vực khác.
3. Linh hoạt trong đàm phán giá thuê mặt bằng hay văn phòng làm việc
Với việc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh hay thuê văn phòng làm việc gồm có giá thuê mặt bằng hàng tháng và chi phí dịch vụ khác như: điện, nước, bảo hiểm, máy lạnh,… Những khoản chi phí này có thể yêu cầu giảm bớt hoặc cân đối lại sao cho hợp lý nhất với khả năng chi trả của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp chủ mặt bằng cho thuê không chịu thay đổi thì bạn có thể yêu cầu tạm thời trong thời gian ngắn không thu tiền để chờ tình hình kinh doanh khôi phục dần, phát triển hơn.
4. Ghi lại các diễn biến cuộc đàm phán giá thuê mặt bằng
Cũng có nhiều trường hợp hiện nay chủ cho thuê mặt bằng chấp nhận giảm giá để đổi lấy sự ổn định. Nhưng khi hợp đồng đang trong giai đoạn gần kết thúc thì họ có thể tăng mức giá thuê, như vậy bạn nên đề nghị thuê lâu dài hơn với mức giá đàm phán thuê có thể được giảm nhiều hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Một số kinh nghiệm cần phải biết trước khi đi thuê văn phòng
Chuẩn bị kế hoạch đàm phán thật kỹ lưỡng
– Việc đầu tiên là các bạn cần đọc lại hợp đồng thuê, nắm rõ luật thuê là bạn sẽ chiếm được ưu thế, nâng cao sức mạnh và vị thế của bạn trên bàn đàm phán. Đây chính giải pháp của cách thương lượng thuê mặt bằng sẽ giúp cho các bạn hiểu về thị trường và đặt ra những giới hạn cho mình.
– Điều thứ hai là kiểm tra lại tài chí của doanh nghiệp mình và xem số vốn lưu động. Doanh nghiệp bạn đang có bao nhiêu tiền? Nguồn thu nhập của doanh nghiệp bạn là bao nhiêu? Việc bạn có thể vận hành công ty này trong vòng bao lâu nữa nếu mà các bạn không có thu nhập thêm? Nếu mà các doanh nghiệp không thể phát triển tốt lên được, thì việc cải thiện số tiền đó duy trì được mặt bằng ấy trong vòng bao lâu?
– Cuối cùng là các bạn phải cần cân nhắc các giải pháp thay thế. Đó được xem là những địa điểm mới mà các bạn chắc chắn sẽ chuyển tới được và thực hiện liền, chứ không phải là những ý tưởng hay là những quan niệm.
Hy vọng những điều bổ ích ở trên sẽ giúp bạn đàm phán có tỷ lệ thành công cao hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi đàm phán giá thuê mặt bằng kinh doanh hay giá thuê văn phòng làm việc.